Thứ Ba, 31 tháng 7, 2018

Phát hiện bệnh lao

Lao là một bệnh lây nhiễm, do vi khuẩn lao gây ra. Đường lây truyền bệnh chủ yếu là qua không khí trực tiếp từ mũi họng của người này sang mũi họng của người khác và nơi xâm nhập đầu tiên của vi khuẩn khi vào cơ thể lả phổi. Vi khuẩn lao lại có đặc tính rất hiếu khí tức là rất ưa thích nơi chứa nhiều không khí, chẳng hạn như phổi. Có đến 80% người mắc bệnh lao lả lao phổi; 20% còn lại là lao ở các cơ quan khác như lao màng não, lao màng phổi, lao xương, lao khớp, lao thận, lao đường tiểu, lao hạch...gọi chung là lao ngoài phổi, mỗi thể lao đều có những dấu hiệu riêng của nó.
Phát hiện bệnh lao

BỆNH LAO PHỔI

Phát hiện bệnh Bệnh lao phổi thường xuất hiện ờ những người nghèo, mức thu nhập thấp, điều kiện sống kém, nhà cửa chật chội, không thoáng khí. Những người này thường mải lo mưu sinh mà không chú ý đến sức khỏe của minh, nên bệnh chỉ phát hiện khi có những biểu hiện nặng do diễn tiến lâu ngày. Để phát hiện sớm bệnh lao phổi, cần căn cứ vào những dấu hiệu thay đổi của cơ thể như;

- Ho kéo dài, thường chỉ ho khúc khắc dai dẳng chứ hiếm khi ho dữ dội.

- Khạc đàm đục, có khi đàm lẫn ít máu.

- Ho ra máu: ho khạc toàn máu đỏ tươi, số lượng có thể ít khoảng chừng một vài muỗng hoặc nhiều (ước lượng cỡ chén hoặc tô...).

- Cảm giác khó thờ, tức ngực, nặng ngực.

Đôi khi triệu chứng của bệnh lao rất mơ hồ khó nhận biết:

- Cảm giác mỏi mệt toàn thân

- Ăn không thấy ngon miệng

- Sụt cân không có nguyên do rõ rệt.

- Sốt nhẹ dai dẳng, thường về buổi chiều hoặc không sốt mà chỉ có cảm giác gây gấy ớn lạnh.

Khi nào nên đi khám bệnh? Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới: Nếu thấy ho khạc kéo dài trên ba tuần, uống thuốc ho thông thường không khỏi, kèm thêm mỏi mệt hoặc sốt nhẹ về chiều thì nên đi khám bệnh và làm xét nghiệm đàm tại cơ sở y tế địa phương.

Định bệnh lao

Khi nghi ngờ bị bệnh lao, bác sĩ sẽ làm những xét nghiệm đễ xác định bệnh như:

- Chụp X-quang phổi: Hình ảnh tổn thương trên phổi do lao thường nằm ở phía trên của phổi (đỉnh phổi) và thường có những “lỗ trống” trên phổi gọi là hang lao. Những “lỗ trống” này được tiếp xúc nhiều với dưỡng khí nên trở thành môi trường lý tưởng cho vi trùng sống mạnh và gia tăng số lưựng. Mọi bệnh nhân có kết quả X-quang không bình thường đều cần được thử nghiệm đàm để kiếm vi khuẩn gây bệnh.

- Tìm vi khuẩn lao trong đàm: đây là thử nghiệm khá chính xác để chẩn đoán lao phổi, lại rẻ tiền, dễ thực hiện, thích hợp với các quốc gia đang phát triển. Xét nghiệm tìm khuẩn lao trong đàm là tiêu chuẩn quan trọng để điều trị bệnh lao sớm. Đề xét nghiệm đàm đúng quy cách và cho kết quả đúng, người bệnh nên lấy mẩu đàm vào buổi sáng sớm mới vừa thức dậy và nên thử đàm nhiều lần (2 hoặc 3 lần, mỗi lần thử cách biệt nhau chứ không nên khạc thử ngay một lúc 2 - 3 mẩu đàm). Một số trường hợp tìm vi khuẩn lao trực tiếp bằng kính hiển vi khó khăn sẽ được thay thế bằng kỹ thuật nuôi cấy trong môi trường đặc biệt.

Việc định bệnh sớm là điều rất cần thiết để người bệnh được chữa trị bệnh sớm, để mau khỏi bệnh và ít phải chịu đựng những ảnh hưởng nặng nề của bệnh trên hai lá phổi. Đứng về mặt xã hội và lao cộng đồng, định bệnh và chữa trị bệnh sớm sẽ giảm bớt được sự lây lan bệnh trong cộng đồng. Trung bình một người mắc bệnh mà không được chữa trị sẽ làm lây lan bệnh cho khoảng 12 đến 15 người trong một năm. Như vậy cứ một người bệnh được phát hiện trễ sẽ làm lây lan ra nhiều người xung quanh và những người này lại được phát hiện trễ, sự việc cứ thế nhân lên...

Bệnh lao ở các cơ quan khác


Có khi vi khuẩn lao đã gây bệnh tại phổi nhưng người bệnh chưa được phát hiện và chữa trị nên vi khuẩn tiếp tục sinh sôi phát triển và lan tới những cơ quan khác của cơ thể. Khi đó người bệnh vừa bị lao phổi, vừa bị lao ở cơ quan khác và bệnh tình thường khá trầm trọng. Cũng có trường hợp vi khuẩn lao chỉ “quá cảnh" tại phổi mà không gây bệnh tại phổi, sau đó, theo dòng máu mà đi đến nhiều cơ quan trong cơ thể và gây bệnh tại các cơ quan này. Mỗi thể bệnh lao ngoài phổi đều có những biểu hiện riêng biệt khác nhau. Vi dụ:

- Lao màng não: Người bệnh thường nhức đầu, nóng sốt, buồn nôn và nôn ói nhiều. Có khi lú lẫn, hay quên hoặc nặng hơn là lừ đừ, hỏi trả lời chậm chạp, ngủ gà (nằm ngủ nhiều cả ngày, khi lay gọi thì mở mắt ra trả lời), li bi hoặc hôn mê.

- Lao kê: Vi khuẩn lao theo đường máu đi đến nhiều nơi trong cơ thể tạo thành những nốt li ti ở nhiều cơ quan như phổi, gan, lách... Lao kê được xem là thể bệnh lao khá nặng còn được gọi là lao toàn thể, và thường hay đi kèm với lao màng não.

- Lao thận - Lao tiết niệu; Giai đoạn đầu bệnh rất âm thầm, về sau có nóng sốt nhẹ, tiểu lắt nhắt, tiểu buốt, tiểu ra máu. Nếu để lâu không chữa trị, vi khuẩn lao sẽ lan từ một thận qua hai thận, lan sang các ống dẫn tiểu, bàng quang dẫn đến lao toàn bộ cơ quan tiết niệu.

- Lao sinh dục: Vi khuẩn lao có thể đến cơ quan sinh dục từ đường máu hoặc đi từ các bộ phân lân cận đã bị nhiễm lao. ở nam giới có thề lao túi tinh, mào tinh hoàn, dương vật; ở nữ thường có lao ống dẫn trứng, tử cung, cổ tử cung, âm đạo...Lao sinh dục - dù ở nam hay nữ - là một trong những nguyên nhân gây vô sinh. Riêng ở nữ, lao sinh dục có thể gây ra bệnh lao của bào thai khi còn đang nằm trong tử cung người mẹ và bất hạnh làm sao, đứa bé sẽ bị bệnh lao ngay từ khi mới chào đời.

- Lao xương khớp; Vi khuẩn lao theo đường máu đến xương hoặc khớp và gây ra đau đớn tại vùng xương khớp bị lao. Xương hay bị tổn thương nhất lả cột sống sẽ gây ra biến dạng đốt sống, lâu ngày dẫn đến gù vẹo cột sống. Bộ phận lân cận của cột sống là tủy sống rất dễ bị ảnh hưởng do gù vẹo cột sống hoặc ổ mủ lao chèn ép.

- Lao đường ruột: Vi khuẩn lao xâm nhập vào đường tiêu hóa rồi gây ra các triệu chứng như đau bụng âm ỉ, tiêu chảy dai dẳng, có thể gây tắc ruột hoặc biến chứng nặng như thủng ruột, viêm phúc mạc... Những trường hợp này phải mổ cấp cứu mới giữ được tinh mạng.

- Lao màng phổi, lao màng bụng, lao màng tim: Vi khuẩn lao đến gây bệnh tại các màng này trong cơ thể làm cho chúng bị viêm và tiết ra nhiều dịch. Nếu lao ở màng phổi hoặc màng tim, người bệnh sẽ có triệu chứng sốt, ớn lạnh, mệt mỏi, cảm giác tức ngực khó thở do tràn dịch màng phổi hoặc tràn dịch màng tim. Nếu thấy bụng nặng nề và to dần có thể có tràn dịch màng bụng. Nếu người bệnh đi khám sớm sẽ được các bác sĩ làm các thủ thuật để lấy dịch ra làm xét nghiệm.

- Lao hạch: Đây là thể bệnh lao tương đối nhẹ nhất với biểu hiện hạch bị lao sưng to lên. Thường gặp ở các hạch dọc hai bên cổ và vùng trên xương đòn, hạch ở hai bên nách... Hạch lao thường không gây đau nên đôi khi bị bỏ qua, lâu ngày hạch xi mủ ra ngoài da tạo thành vết loét không lành.

Trong khi bệnh lao phổi rất dễ gây lây nhiễm qua đường hô hấp do vi khuẩn lao từ phổi bị bắn ra ngoài do người bệnh ho khạc, hắt hơi, nói chuyện..., thì ngược lại, các thể bệnh lao ngoài phổi thường ít khi gây lây nhiễm cho người xung quanh.

Bị nhiễm HIV tôi còn bị lao nữa, giờ tôi phải làm sao?

Tôi đi xét nghiệm và biết mình đã bị nhiễm HIV cách đây 2 năm. Tôi đã cố gắng rất nhiều mới vượt qua cú sốc lớn lúc đó. Gần đãy, thấy trong người không khoẻ, tôi đi khám và được chẩn đoán là bệnh lao phổi. Hiện nay tôi rất chán nản vì nghe nói nhiễm HIV mà bị lao là bệnh đã qua giai đoạn cuối và khó điều trị. Tôi phải làm gì?
Bị nhiễm HIV tôi còn bị lao nữa, giờ tôi phải làm sao?


Lao phổi là căn bệnh nhiễm trùng dễ bị mắc phải nhất ở người nhiễm HIV. Người nhiễm HIV mà mắc bệnh lao tức là đã bước qua giai đoạn AIDS, tức là bệnh đã nặng hơn. Tuy nhiên bạn không nên bi quan, chán nản vì điều trị lao cho người nhiễm HIV - AIDS vẫn mang lại những kết quả tốt. Ngược lại, người nhiễm HIV mắc bệnh lao mà không điều trị thì sẽ tử vong trong vòng 6 tháng đến 1 năm. Bạn nên đến các trạm chống lao địa phương hoặc phòng khám chuyên khoa lao để được điều trị lao càng sớm càng tốt, và cũng nên báo cho bác sĩ biết tình trạng nhiễm HIV của mình để được dùng thuốc thích hợp và theo dõi bệnh đầy đủ. Nếu bạn đang dùng thuốc đặc trị HIV, bạn cũng cần báo cho bác sĩ điều trị của mình các thuốc kháng lao đang sử dụng để tránh sự tương kỵ khi dùng đồng thời hai thứ thuốc. Ngoài ra, yếu tố tinh thần cũng rất quan trọng, sống lành mạnh, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, giữ tinh thần lạc quan vui vẻ, theo dõi và tư vấn sức khoẻ thường xuyên về lao - HIV là những biện pháp giúp bạn nhanh chóng chữa khỏi bệnh lao.

Thứ Ba, 24 tháng 4, 2018

Lịch sử bệnh lao

Bệnh lao là căn bệnh xuất hiện khá lâu đời trong lịch sử nhân loại. Các nhà khảo cổ đã quan sát trên di tích các bộ xương người cổ đại khoảng 2400 nănn trước Công nguyên và thấy được các thương tổn đặc trưng của bệnh lao.
Lịch sử bệnh lao

Những trận dịch hoành hành

Khoảng giữa thế kỷ thứ 18, bệnh lao bùng nổ ở Anh quốc, sau đó lan tràn rồi trở thành bệnh dịch ở châu Âu và có đến gần một phần tư số tử vong. Bệnh lao được xem là căn bệnh nghiêm trọng nhất của thế kỳ thứ 19 và là nỗi ám ảnh đáng sợ để lại dấu ấn trong nhiều tác phẩm văn học như Đỉnh gió hú (VVuthering Heights) của Emily Bronte, Trà Hoa Nữ (La Dameaux Camelias của Alexandre Dumas 1824 - 1895)... trong đó các nhà văn mô tả: bệnh nhân ốm yếu dần, thỉnh thoảng ho, khạc đàm, đau giữa hai vai, đổ mồ hôi nhiều về ban đêm. Lúc này người ta chưa hiểu được nguyên nhân của bệnh và cho rằng đây là căn bệnh của những nhà quý tộc, những bậc tinh hoa, của những người lãng mạn nhưng yếu ớt như Aiglon con trai của Napoleon đệ nhất, bà Beaumont, nhà soạn nhạc Chopin

Năm 1819, Rene Laennec, người Pháp, lần đầu tiên phát minh ra ống nghe. Nhờ đó, các y sĩ có thể nghe được tiếng kêu khô ráp của hai lá phổi khi mới mắc bệnh (ran nổ) hay tiếng òng ọc hay tiếng ồ ồ của âm thổi hang, âm thổi ống của những bệnh nhân ở giai đoạn cuối. Khi giải phẫu tử thi, người ta nhận thấy có những nốt màu trắng tràn đầy hai lá phổi, có những nốt hóa mềm như ‘miếng phó mát bị đè nát’, bên cạnh có những lỗ hổng lớn không chứa gì hoặc chứa một chất lỏng. Phổi bị tàn phá nặng nề và không thể chứa đầy không khí.

Cuộc cách mạng kỳ diệu

Năm 1882, bác sĩ Robert Koch người Đức (1843 - 1910) lần đầu tiên phát hiện ra trực khuẩn gây bệnh lao, cấy được vi khuẩn lao ở ngoài cơ thể và gây được bệnh lao trên súc vật thi nghiệm. Năm 1905, ông được nhận giải thưởng Nobel Sinh lý và Y học về những phát hiện về bệnh lao và vi khuẩn lao cũng được gọi theo tên ông (Bacille de Koch).

Từ khi phát hiện được vi khuẩn gây bệnh lao và biết được phương thức lây truyền bệnh là qua đường hô hấp, sự lan truyền của căn bệnh có phần nào chững lại. Người ta đã biết đến những cách thức cách ly người bệnh dù là còn sơ đẳng. Giới trường giả, quý tộc hoảng hốt đuổi ngay người hầu khi họ bắt đầu ho. Các y sĩ chữa trị những người giáu có bằng cách khuyên họ ăn uống, tầm bỗ, nghỉ ngơi và hít thở gió biển.

Năm 1895, Konrad von VVilhelm Roentgen phát minh ra cách chụp phim Xquang. Nhờ đó hình ảnh hai lá phổi bị bệnh được quan sát rõ ràng hơn và người bệnh được chẩn đoán bệnh chính xác hơn. Cũng vào thời này người ta nhận thấy phổi bị xẹp lại mang lại những kết quả tốt hơn cho người bệnh vì sẽ không có đủ không khí cần thiết cho vi khuẩn lao - vốn là loại vi khuẩn hiếu khí - phát triển. Trong thập niên 1920, kỹ thuật gây tràn khí màng phổi nhân tạo và phẫu thuật đánh sập xương sườn gây xẹp phổi khá phổ biến và mang lại một số kết quả tuy khiêm tốn nhưng rất đáng quý trong thời kỳ này.

Năm 1921, hai nhà bác học người Pháp Albert Calmette (1863 - 1933) và Camille Gúerin (1872 - 1961) phân lập được vi khuẩn lao bò là một chủng vi khuẩn lao có độc lực thấp và dựa vào chủng vi khuẩn này chế tạo được thuốc chủng ngừa lao BCG (Bacille Calmette Gúerin).

Năm 1943, nhà bác học Selman A. VVaksman thuộc Đại học Rutgers, New Jersey, Hoa kỳ, và bác sĩ Albert Schatz tìm thấy một loại kháng sinh diệt khuẩn mới chiết xuất từ một nấm Streptomycès griseus đặt tên là streptomycin. Khởi đầu, Streptomycin cho thấy hữu hiệu trong điều trị bệnh dịch tả, thương hàn và một số bệnh nhiễm khuẩn khác. Nhưng có những ca bệnh đang được điều trị với streptomycin cho thấy những biểu hiện cải thiện rõ rệt sau vài tháng đầu lại bắt đầu chững lại và tiến triển xấu dần đi. Các nhà bác học sửng sốt, kinh ngạc và cuối cùng tìm ra thủ phạm chính là tình trạng vi
khuẩn kháng với thuốc chắc chắn sẽ xảy ra khi chỉ dùng một loại thuốc điều trị lao đơn độc.

Kỷ nguyên mới - Hoá trị liệu lao

May mắn thay, sau streptomycin, một loạt các thứ thuốc diệt vi khuẩn lao lần lượt ra đời: PAS năm 1949, lsoniazid năm 1952, Pyraánamide năm 1954, Cycloserin 1955, Ethambutol 1962 và Riíampicin 1963. Điều này cho phép dễ dàng phối hợp 2 hoặc 3 loại thuốc kháng lao với nhau và đem lại thành công đáng khích lệ. Mặc dù tổng thời gian điều tri kéo dài khoảng 12 tháng - 24 tháng, bệnh lao giờ đây đă có thể trị khỏi hoàn toàn. Con người đã quên đi nỗi sợ hãi khi nghe nhắc đến tên bệnh.

Trong khi triển vọng tiêu diệt hoàn toàn bệnh lao tràn đầy hy vọng ờ các nước phát triển thì căn bệnh này vẫn tiếp tục hoành hành tại các nước thuộc thế giới thứ ba, mỗi năm giết khoảng 2-3 triệu người. Trình độ dân trí thấp, tài chính eo hẹp khiến cho nhiều người bệnh bỏ ngang việc điều trị vì không hiểu biết hoặc vì không cáng đáng nổi chi phí điều trị. Người dân ở các nước này vi mãi bận rộn với cuộc mưu sinh nên cũng chưa quan tâm đến sức khỏe của mình, chỉ đến khám khi bệnh đã diễn tiến rất lâu ngày khiến cho việc điều trị khó khăn hơn và khả năng lây lan bệnh cho người khác nhiều hơn.

Năm 1978, Hiệp hội Chống lao Thế giới triển khai Chương trinh Chống lao Quốc gia tại 9 nước có thu nhập thấp. Đây cũng là cơ sở bước đầu của chiến lược điều trị DOTS, tức là hoá tri liệu ngắn ngày có kiểm soát, số bệnh nhân được điều trị khỏi bệnh hoàn toàn ở các nước nghèo tăng lên một cách đáng mừng. Năm 1986, Hiệp hội chống lao quốc tế, trước triển vọng bệnh lao đang thoái triển đã nêu khẩu hiệu “Chiến thắng bệnh lao ngay bây giờ và vĩnh viễn” và đã đề cập đến việc thanh toán hoàn toàn bệnh lao trên toàn thế giới (như đã từng làm với đối với bệnh đậu mùa).

Nhưng chỉ bốn năm sau, năm 1990, tại Boston (Hoa Kỳ) người ta đã thông báo bệnh lao đang tăng lên ớ một số nước kể cả ở Mỹ. Các nhà khoa học nhanh chóng tìm thấy mối liên quan: Suy giảm miễn dịch mắc phải do nhiễm virus HIV sẽ làm giảm sức đề kháng của cơ thể và làm người bệnh dễ mắc các bệnh nhiễm trùng, trong đó lao là căn bệnh nhiễm trùng thường gặp nhất ở những bệnh nhân nhiễm HIV.

Ngoài ra, cùng với đại dịch HIV-AIDS, lao phổi kháng thuốc cũng là một vấn nạn toàn cầu và là một thách thức mới cho cuộc chiến đấu chống lại căn bệnh đáng sợ của nhân loại. Có khoảng 185000 đến 415000 ca lao kháng thuốc mới hàng năm và xuất hiện nhiều vi khuẩn đa kháng thuốc, siêu kháng thuốc rất đáng sợ. Năm 2000, tại Nam Phi đã có một cuộc họp quan trọng của các nhà khoa học nhằm tìm kiếm thuốc kháng lao mới. Đã có một số thuốc điều trị lao mới có triển vọng nhưng việc thử nghiệm lâm sàng vẫn chưa hoàn tất và cuộc chiến chống lại bệnh lao vẫn còn nhiều cam go phía trước.

Tại Việt Nam

Nhà nước và Bộ Y tế đã quyết định đưa Chương trình chống lao thành một trong những Chương trình y tế Quốc gia trọng điểm. Ban chỉ đạo chương trình chống lao và chính quyền địa phương các cấp đã tham gia tích cực triển khai công tác này, cùng với sự hợp tác và giúp đỡ có hiệu quả về tài chính và kỹ thuật của các tổ chức quốc tế.

Để giảm số người nhiễm lao mới, Chương trinh chống lao quốc gia tiếp tục mờ rộng lồng ghép các dịch vụ y tế tại cộng đồng với công tác phòng chống lao tại các huyện miền núi, vùng sâu vùng xa, tăng cường phối hợp với chương trình phòng chống HIV nhằm làm giảm gánh nặng bệnh ỉao trong người có HIV.

Nguy cơ nhiễm lao hàng năm ờ nước ta ước tính lả 1,5% (ờ các tỉnh phía Nam là 2%, ờ các tỉnh phía Bắc là 1%).

Thuốc điều trị lao có ảnh hưởng thai nhi không?

Chị tôi đang điều trị lao được hơn 1 tháng thì phát hiện có thai. Vi ưước đây đã hư thai hai lần nên cà hai bệnh nội ngoại đều trông chờ đứa cháu. Nghe nói thuốc lao rất độc nên chị đã ngưng uống thuốc lao vì sợ ảnh hưởng bào thai. Chị ấy làm thế có đúng không?
Thuốc điều trị lao có ảnh hưởng thai nhi không?


Trong số các thuốc kháng lao thường dùng hiện nay, chỉ có Streptomycin là có thể gây điếc bẩm sinh cho bào thai và không được dùng cho sản phụ trong suốt 9 tháng của thai kỳ. Các thuốc điều trị lao còn lại (Ritampicin, Pyrazynamide, Isoniaáde, Ethambutol) đều không ảnh hưởng đến thai nhi. Nếu chị của bạn đang chích streptomycin mà cấn thai thì cần báo ngay cho bác sĩ điều trị để đưực thay thế bằng thuốc khác. Nếu chị của bạn đang sử dụng phác đồ không có streptomycin hoặc đã qua giai đoạn củng cố (sau 2 tháng) thì không cần phải đổi thuốc, cần nhấn mạnh chính việc không điều trị lao mới gây ảnh hưởng đến thai nhi. Người mẹ mắc bệnh lao mà không điều trị sẽ trờ thành nguồn lây bệnh cho trẻ: vi khuẩn lao từ đường hô hấp của mẹ sẽ lây trực tiếp sang trẻ sơ sinh từ những ngày đầu tiên chào đời. Vì vậy, chị của bạn nên báo cho bác sĩ về tình trạng có thai và tiếp tục uống thuốc kháng lao theo hướng dẫn của bác sĩ.

Tôi phải làm gì để hết bệnh lao

Tôi được bác sĩ chẩn đoán là lao phổi và cho uống thuốc lao khoảng hai tuần nay. Khi uống thuốc vào tôi thấy người mệt mỏi, bải hoải không muốn làm bất cứ việc gi, chỉ muốn nằm nghỉ và ngủ. Tôi không thể nghỉ làm việc vì là lao động chính của gia đinh nhưng cũng không dám ngưng uống thuốc vì sợ bệnh sẽ trầm trọng hơn. Tôi phải làm gì để hết bệnh?
Tôi phải làm gì để hết bệnh lao


Tình trạng của bạn nêu ra xuất hiện từ sau khi uống thuốc lao cho thấy có thể bạn đang chịu đựng các tác dụng không mong muốn cùa thuốc kháng lao.... Các tác dụng không mong muốn này thường nhẹ nhưng cũng có lúc khá nghiêm trọng và ảnh hưởng nặng nề đến sinh hoạt, công việc hàng ngày của người bệnh. Phần lớn trường hợp các triệu chứng này sẽ giảm dần sau vài ba tuần nhưng cũng có trường hợp kéo dài rất lâu. Khi đó bạn nên trình bày với bác sĩ điều trị để đưực tư vấn hướng dẫn, xét nghiệm chức năng gan theo dõi và cân nhắc việc thay thế thuốc nếu cần.

Nhà tôi có 2 con nhỏ, mẹ tôi bị lao, giờ tôi phải làm sao?

Mẹ tôi bị mắc bệnh lao, vừa được bác sĩ cho xuất viện sau hai tuần nằm viện. Tôi đưa mẹ về nhà tôi chăm sóc nhưng rất băn khoăn vi nghe nói bệnh này rất lây, nhà tôi lại có hai cháu nhỏ 5 tuổi và 3 tuổi. Tôi phải cách ly mẹ tôi ra sao?
Nhà tôi có 2 con nhỏ, mẹ tôi bị lao, giờ tôi phải làm sao?


Người lớn tuổi bị mắc bệnh lao rất cần được chăm sóc chu đáo và tế nhị. Bạn cần giải thích và động viên mẹ bạn tuân thủ việc điều trị, chủ ý theo dõi các tác dụng phụ có thể có, chú ý vấn đề dinh dưỡng giúp cơ thẻ mau hồi phục, về khả năng lây bệnh cho người nhà, nếu mẹ bạn bị lao phổi thì cần hết sức thận trọng để tránh lây bệnh cho hai cháu nhỏ. Nên sắp xếp bà nằm ờ khu vực riêng biệt trong nhà, giải thích một cách khéo léo cho bà về khả năng lây của bệnh và cách chống lây nhiễm bệnh cho người khác (khạc đàm vào hũ có nắp đậy, mang khẩu trang, tránh gần gũi hôn hít các cháu...).

Vì sao con tôi tiêm chủng rồi mà vẫn bị lao

Con gái tôi 2 tháng tuổi đã được tiêm chủng đầy đủ. Khoảng 1 tháng nay nách trái của cháu nổi một khối hạch to mưng mủ và chảy dịch màu trắng. Cháu vẫn chịu bú sữa và lên cân bình thường. Đi khám bác sĩ gần nhà được chẩn đoán là hạch lao. Tại sao cháu đã tiêm ngừa đầy đủ mà vẫn bị lao, cháu có phải điều trị lao không? Điều trị trong bao lâu?
Vì sao con tôi tiêm chủng rồi mà vẫn bị lao


Con gái bạn bị sưng hạch nách bên trái tức là cùng bên với chỗ tiêm BCG, lại xuất hiện khoảng một tháng sau khi tiêm và thể trạng cháu vẫn khỏe nên có thể chẩn đoán đây là viêm hạch do tiêm BCG chứ không phải bị lao hạch. Có khoảng 1 % trẻ sau tiêm BCG có thể gặp biến chứng này. Thời gian nổi hạch có thể kéo dài từ 1 đến 6 tháng. Hạch này có thể hóa mủ, chảy dịch rồi lành tự nhiên. Đây chỉ là phản ứng miễn dịch của cơ thể quá mạnh, nên không cần điều trị lao. Nếu chưa an tâm, bạn có thể đưa cháu đến khám tại khoa Nhi của bệnh viện Lao (ía phương hoặc Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch tại thành phố Hồ Chí Minh để xác định chẩn đoán.